Cấp độ huấn luyện Trung Ngoại Chu Gia

Sơ đẳng

Học các thế tấn, bộ pháp (di chuyển tấn pháp), các chiêu thức thủ pháp tấn công (đòn tay), các loại thủ pháp đỡ gạt, và cước pháp (đòn chân); các chiêu thức tự vệ và các nguyên lý quyền pháp và đấu pháp; lịch sử võ thuật; lịch sử Thiếu Lâm Chu Gia; cách chào của Thiếu Lâm Chu Gia. Sau đây là các bài quyền căn bản:

  • Tiểu phục hổ quyền
  • Lưỡng đầu côn
  • Tứ bình quyền
  • Vạn tự quyền

Các bài quyền có thể được thay thế nhau, không yêu cầu phải học theo trình tự.

Trung đẳng

Học chiến đấu căn bản, các đòn thế gài nhập và câu khóa đối phương khi nhập nội cận chiến; lý thuyết quyền thuật Trung Hoa; các hệ thống quyền thuật và quyền pháp; lý thuyết Khí Công và Thái Cực Khí Công và lý thuyết về Thập Hình (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc, Tượng, Hầu, Sư, Mã, Bưu) của quyền pháp Chu Gia. Sau đây là các bài quyền Trung Đẳng:

  • Hoa quyền
  • Hổ vĩ đại đao
  • Thương Thuật
  • Tiểu hồng quyền
  • Mai hoa song đao
  • Mộc thung quyền (đánh với Người gỗ)
  • Song đao ngắn
  • Hổ đinh ba (bài 1)

Cao cấp

Học các chiêu thức và các chiến thuật đấu pháp cao cấp. Các bài quyền cao cấp gồm:

  • Tiểu ưng trảo quyền
  • Cào cỏ chín răng
  • Đại phục hổ quyền
  • Ghế ngựa
  • Vạn tự quyền
  • Tam tiết côn (côn ba khúc)
  • Trung Hoa tự quyền
  • Song tô (còn gọi là Bát trảm đao)
  • Đao 9 khoen
  • Song cương tiên 3 đốt
  • Lưỡi hái

Huấn luyện võ sư

Các bài quyền dành cho các võ sư:

  • Lục giác quyền
  • Thanh long đại đao (đao dài)
  • Ngũ hình quyền (long, xà, hổ, báo, hạc)
  • Song đoản kích
  • Hổ báo quyền
  • La hán quyền
  • Hổ đinh ba (bài 2)
  • Bát quái côn
  • Bát quái trung bình côn
  • Đơn đầu côn

Huấn luyện song đấu

Những bài song đấu luyện:

  • Vạn tự quyền song đấu
  • Tiểu phục hổ quyền song đấu
  • Côn đấu côn
  • Thương đấu đại đao song luyện
  • Đại đao đấu thương
  • Đinh ba đấu với khiên và đại đao
  • Đơn đao và nạng đấu với thương [1]